31 tháng 3, 2011

Thuốc trị đau dây thần kinh sinh ba

dau-day-than-kinh-sinh-ba-dieu-triĐau nửa đầu và nửa mặt là một bệnh hay gặp trong các phòng khám bệnh đa khoa nói chung và phòng khám thần kinh nói riêng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp có cùng một bệnh cảnh đau như vậy nhưng căn nguyên hoàn toàn khác nhau, do đó việc điều trị cũng có những đặc thù riêng cho từng cơ chế bệnh.

Vì sao mắc bệnh?
  • Đau dây thần kinh sinh ba (dây thần kinh số V) là một rối loạn mạnh mẽ nhất của chức năng dây V, biểu hiện từng cơn đau dữ dội ở môi, lợi, mắt, cằm. Qua quá trình nghiên cứu và điều trị, người ta nhận thấy có thể có sự chèn ép cơ học rất kín đáo trên dây thần kinh hay ở hạch Gasser gây đau dây V; có sự mất myelin ở rễ cảm giác gần hạch Gasser;

  • Do sự phóng lực đột xuất kiểu động kinh từ các neuron nhận cảm giác vùng hành não và tủy sống cổ của dây thần kinh số V; tổn thương dây V phối hợp với viêm xoang hoặc răng cùng bên, sau sang chấn sọ gây gãy xương nền sọ, u nền sọ hoặc ung thư vòm họng di căn, túi phồng động mạch thông sau; bệnh Zona, viêm mỏm ương đá, u tiên phát dây thần kinh hoặc di căn; u mạch, u dây VIII, u màng não, cholesteatoma; bệnh xơ cứng não tuỷ rải rác, nhồi máu não vùng hố bên hành não (hội chứng Wallenberg) bệnh rỗng hành não; đái tháo đường, bệnh Goute do lắng đọng axit uric vào ống xương (lỗ trên ổ mắt và lỗ dưới ổ mắt, lỗ cằm), nơi dây V đi qua...
Làm thế nào để nhận biết?
  • Đau mi mắt trên, da vùng trán và lan ra phía sau; đau cánh mũi, môi trên có khi lan tới mi mắt dưới; chỏm cằm, môi dưới có khi lan ra cung răng dưới; đau thành từng cơn, đột ngột, bùng phát và kết thúc đột ngột; cơn đau phát sinh không rõ nguyên nhân hoặc khi có kích thích (cạo râu, rửa mặt, nhai, nói, chạm vào mặt). Cơn đau thường xuất hiện vào ban ngày, ít khi xảy ra vào ban đêm; đau dữ dội như bỏng, như luồng điện giật, như tia lửa, dao đâm. Bệnh nhân rất sợ hãi mỗi khi nghĩ lại cơn đau; trong cơn đau bệnh nhân phải giữ nguyên tư thế đầu, không dám cử động, gọi là "tư thế đau dây V", ngồi im, đỡ lấy má bên đau, không nói, không kêu; có thể có co giật cơ mặt, vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt, nước mắt, nước mũi...
nhổ răng vì nhầm nguyên nhân
  • Một trong những dạng đau mặt và nửa đầu có thuốc điều trị đặc hiệu tương đối hiệu quả nếu được chẩn đoán đúng, sớm ngay từ đầu đó là đau dây thần kinh số V hay còn gọi dây thần kinh sinh ba. Thực tế cho thấy nhiều bệnh nhân không được khám và chẩn đoán đúng, kịp thời đã xử trí rất đáng tiếc nhầm với các bệnh lý răng, miệng. Có những bệnh nhân phải nhổ răng vì tưởng đó là nguyên nhân gây đau, song khi đã nhổ rồi tình trạng đau không được giải quyết vì thực chất là họ bị đau dây thần kinh sinh ba. Do đó, khi được dùng thuốc đặc hiệu, bệnh cải thiện rõ rệt.
Dùng thuốc:
  • Từ năm 1964 người ta đã dùng thuốc chống động kinh carbamazepin để điều trị đau dây V. Dùng liều tăng dần và ngừng ở liều thấp nhất có tác dụng.
Tác dụng phụ của carbamazepin:
  • Thường bệnh nhân dung nạp thuốc tốt, đôi khi có rối loạn tiêu hoá, buồn ngủ. Cần lưu ý một số bệnh nhân có dị ứng muộn với carbamazepin, khi đó phải ngừng thuốc ngay. Khi dùng thuốc này kéo dài phải kiểm tra công thức máu cho bệnh nhân. Ngừng ngay thuốc nếu hồng cầu dưới 3 triệu/mm3, bạch cầu dưới 4000/mm3, tiểu cầu dưới 100.000/mm3; chống chỉ định phụ nữ có thai trong ba tháng đầu, block nhĩ thất, mẫn cảm với thuốc, suy gan, suy thận, glaucoma.
Khi carbamazepin không có tác dụng có thể điều trị kết hợp với các thuốc chống động kinh cổ điển diphenyl hydantoin: sodanton, dihydan hoặc kết hợp với các thuốc ức chế beta propanolon, cần lưu ý các tác dụng phụ của thuốc nhóm này như hen phế quản, block nhĩ thất, viêm loét dạ dày tá tràng, mạch chậm.
Có tác giả cho rằng, diệt hạch Gasser bằng cồn 900 mang lại sự khỏi bệnh vĩnh viễn. Nhưng nhiều tác giả khác cho rằng chỉ có phẫu thuật mới đem lại kết quả lâu dài và ít biến chứng.
Dựa vào phương pháp định hướng trong không gian (stéreotaxie), một số tác giả dùng kim chọc qua da để vào vùng hạch Gasser diệt hạch bằng đốt điện. Từ những thủ thuật đầu tiên của Kirsener dùng điện đốt hạch Gasser, làm mát toàn bộ đường dẫn truyền cảm giác; Tiến hành đốt chọn lọc rễ sau của dây V. Phương pháp này mặc dù có một số tỷ lệ tái phát nhiều hơn phương pháp mổ nhưng ít nguy hiểm, thực hiện được dễ dàng.
Tại Việt Nam, GS. Nguyễn Thường Xuân, Trần Thụy Lân (1978) đã diệt hạch Gasser bằng huyết thanh nóng.
Điều trị ngoại khoa:
  • Trường hợp ngoại lệ nếu điều trị bằng nội khoa không đạt kết quả cần phải điều trị bằng phẫu thuật.
Kỹ thuật thông dụng là cắt dây thần kinh qua da sau hạch Gasser, bổ sung thêm bằng tần số phóng xạ. Phương pháp này cho kết quả khả quan hơn, khoảng 95% bệnh nhân giảm đau. Tỷ lệ tái phát 7 - 21%. Các biến chứng sau phẫu thuật có thể có cảm giác tê cóng mặt, mất sự chỉ huy của thần kinh giác mạc. Viêm giác mạc thứ phát nếu cắt nhánh mắt.
Kỹ thuật vi phẫu đòi hỏi phải mở hộp sọ vùng chẩm. Khoảng 5% có biến chứng nặng sau phẫu thuật như mất cảm giác đau và dẫn truyền thần kinh, đòi hỏi phải điều trị lâu dài sau phẫu thuật bằng các thuốc chống trầm cảm khác.
Ngoài ra cần phải tìm nguyên nhân gây đau dây thần kinh V để điều trị kết hợp.

TS. Hoàng Ngọc-SKĐS
_________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

30 tháng 3, 2011

Viêm dây thần kinh tiền đình

Viêm dây thần kinh tiền đình là một trong những bệnh hiếm gặp trong chuyên ngành tai mũi họng, chiếm khoảng 0,01% bệnh lý của tai. 
Dây thần kinh tiền đình được hình thành từ các sợi thần kinh xuất phát từ bộ phận của tai trong, các sợi thần kinh tập trung về hạch Scacpa ở đáy ống tai trong. Từ hạch Scacpa, bó dây thần kinh tiền đình hợp với bó thần kinh lao đạo rồi tạo thành dây thần kinh số VIII (dây thần kinh nghe) đi tới tiểu não - nơi có trung khu tiền đình.
Viêm dây thần kinh tiền đình gây ra những rối loạn về thăng bằng đặc trưng của tiểu não kèm theo triệu chứng về tai gọi là hội chứng ngoại biên sau mê nhĩ. 

Vì sao bị viêm dây thần kinh tiền đình?
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm dây thần kinh tiền đình được biết đến là:
- Viêm thần kinh mê nhĩ do giang mai: dấu hiệu chóng mặt và ù tai diễn biến thành từng đợt. Làm xét nghiệm máu cho kết quả giang mai dương tính. Xét nghiệm dịch não tủy thấy tăng protein và tế bào.
- Viêm màng não: bệnh nhân có hội chứng chóng mặt, ù tai... xuất hiện sau khi bệnh nhân được chẩn đoán là viêm màng não do não mô cầu hoặc viêm màng não do lao.
- Viêm dây thần kinh VIII do virut: cúm, quai bị, zona...
Để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, người ta có thể tìm để xác định một số đặc điểm riêng biệt hướng đến như: virut quai bị hay gây tổn thương ốc tai riêng lẻ. zona gây hội chứng tiền đình phân ly trong đó thấy hiện tượng giảm kích thích khi thăm khám các chức năng của tiền đình.
- Một số chất gây độc như chì, oxyt cacbon, thuốc lá, rượu, ma túy... cũng là một trong các nguyên nhân làm hủy hoại dây thần kinh tiền đình.


Biểu hiện của viêm dây thần kinh tiền đình:
Bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt quay - mọi vật xoay tròn xung quanh mình đi cùng cảm giác ù tai, lúc nào cũng có tiếng ve trong tai. Người bệnh phát hiện thấy một bên tai nghe kém hẳn đi kèm theo nhức đầu liên tục vùng đỉnh chẩm, thỉnh thoảng lại đau dội lên từng cơn làm người bệnh suy sụp. Bệnh nhân có loạn cảm ở nửa bên mặt, cảm giác bì bì da mặt và da ở vùng tai.
Chẩn đoán xác định bằng triệu chứng điếc kiểu tai trong được biểu lộ trên thính lực đồ khi thăm khám thính lực bằng máy đo sức nghe.
Khám lâm sàng phát hiện sự biến đổi do viêm dây thần kinh tiền đình qua biểu hiện quá kích thích hoặc giảm kích thích của bộ phận tiền đình tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh. Ghi điện động nhãn đồ có dấu hiệu bệnh lý kiểu ngoại biên.

Đặc biệt chú ý thể viêm thần kinh tiền đình thể rễ
Những bệnh nhân bị viêm dây thần kinh tiền đình thể rễ có biểu hiện chóng mặt, ù tai và nghe kém kèm theo nhức đầu liên tục vùng chẩm với những cơn đau cực điểm. Cơ gáy hơi căng, bóp thấy đau tức. Chọc dịch não tủy làm xét nghiệm thấy kết quả bình thường. Thăm khám đáy mắt của bệnh nhân không phát hiện thấy dấu hiệu bất thường. Chụp phim tai có hình ảnh ống tai trong giãn rộng.
Bệnh nhân vẫn đi lại được nhưng đi không vững do biểu hiện rối loạn trương lực cơ khá rõ.
Bệnh này cũng gây nên thương tổn của dây thần kinh tam thoa làm bệnh nhân thấy mất cảm giác của giác mạc một bên. Người bệnh không đưa cằm qua lại được. Những bệnh nhân này có cảm giác bì bì nửa mặt, các cơ mặt bên đó vận động khó khăn do liệt nhẹ, giảm bài tiết nước mắt bên liệt.
Bệnh nhân đến khám không phải do cảm nhận được nghe kém vì chỉ bị một bên nên khó nhận biết. Lý do chính để bệnh nhân đi đến bệnh viện là vì ù tai làm cho họ không làm việc tập trung và khó ngủ.
Thăm khám lâm sàng thấy biểu hiện động mắt tự phát kiểu ngoại biên, ngón tay chỉ lệch về bên bệnh. Ghi điện não đồ biểu hiện biến dạng theo kiểu ngoại biên, đôi khi là biến đổi trung ương.
Nguyên nhân gây bệnh viêm dây thần kinh tiền đình thể rễ là do:
- Viêm màng nhện.
- Khối u góc cầu tiểu não trong giai đoạn đầu.
- U màng não.

Điều trị bằng cách nào?
Điều trị để giải quyết triệu chứng
+ Điều trị các cơn chóng mặt bằng thuốc chống chóng mặt như tanganin..., an thần, thuốc điều trị giãn mao mạch, tăng cường ôxy cho mạch máu.
+ Điều trị chứng ù tai: thuốc tăng cường tuần hoàn não, an thần, giãn mạch... tùy theo nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị nguyên nhân:
+ Kháng sinh, chống viêm.
+ Thuốc chống giang mai (nếu có xét nghiệm giang mai dương tính)
+ Loại bỏ chất độc nếu tìm thấy nguyên nhân do nhiễm độc tố.
+ Thuốc chống dị ứng.
+ Phẫu thuật nếu có khối u góc cầu tiểu não, u dây thần kinh thính giác, bóc tách dày dính màng não... 
__________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

29 tháng 3, 2011

ĐAU DÂY THẦN KINH SINH BA

Dây thần kinh sinh ba còn gọi là dây thần kinh V. Đau dây thần kinh sinh ba làm đau mặt, Thường gặp ở giới nữ tuổi 50 trở lên, ít gặp ở người dưới 30 tuổi. Cơn đau xuất hiện sau một kích thích nào đó, có thể kéo dài vài giây đến vài phút, như điện giật, nhói như dao đâm. Những người bị chứng đau dây thần kinh sinh ba bị các cơn đau dữ dội xen kẽ với lúc bình thường, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. 
 


Người bị đau dây thần kinh sinh ba rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng, dễ nổi nóng, dễ trầm cảm, có người tự tử. Đau bắt đầu từ một hay nhiều nhánh của dây V, kèm theo giật cơ. Dây V chia 3 nhánh tận là dây mắt (V1), dây hàm trên (V2), dây hàm dưới (V3). Đau thường bắt đầu ở nhánh dây hàm trên hoặc nhánh dây hàm dưới. Ở dây hàm trên, đau lan dọc theo xương gò má, mũi, môi trên và các răng trên. Ở dây hàm dưới, đau lan theo phần dưới của xương gò má, môi dưới và xương hàm dưới. 97% các trường hợp chỉ đau nửa mặt.

Nguyên nhân gây bệnh: Không có nguyên nhân rõ ràng.

Một số các nhà nghiên cứu cho rằng do sang chấn mãn tính dây V đoạn bắt đầu đi ra khỏi sọ cho đến nơi tận hết ở phần mềm làm mất đi lớp vỏ bảo vệ và dẫn truyền myelin (demyelination). Sang chấn có thể là do tai nạn hay phẫu thuật không khéo làm tổn hại dây thần kinh. Ngoài ra, còn có thể do các bệnh hệ thống như Lupus ban đỏ, xơ hóa hệ thống…

Bệnh virus, ví dụ Varicella zoster virus (bệnh zona) gây cơn đau liên tục sau khi nốt ban đỏ đã lành, khi có kích thích chạm vào thì đau tăng lên. Đau sẽ giảm dần và hết khi hết triệu chứng của zona.

Loại bệnh nhiễm trùng có thể gây hội chứng đau dây V là giang mai.

Bệnh đái tháo đường làm tổn thương các mao động mạch nuôi dưỡng dây V, làm rối loạn dẫn truyền và chết tế bào.

Một số nhà bệnh học thì cho rằng có sự thay đổi hóa sinh ở ngay trong dây thần kinh. Có thể có một mạch máu bất thường, khối u đè lên dây thần kinh.

Lo lắng hồi hộp quá mức trên một người có tổn thương thần kinh có thể là nguyên nhân.

Triệu chứng

Đặc điểm nổi bật của bệnh là có một vùng nhỏ đau khởi phát ở trên mặt, có thể trên gò má, mũi, môi, khi kích thích sẽ tạo ra cơn đau bùng nổ điển hình (vì trên mặt có nhiều thụ cảm cảm giác), nhất là chạm nhẹ hay các rung động. Chính vì vậy mà trong cuộc sống hàng ngày, người bệnh bị rất nhiều tác động tạo ra cơn đau: Rửa mặt, đánh răng, cạo râu, nói chuyện, ăn nhai… Người bệnh ngại ăn và uống vì đau, dẫn đến sụt cân và mất nước. Giữa các cơn đau thường là hoàn toàn bình thường nhưng một số người hơi đau nhẹ, đau nhẹ là dấu hiệu chèn ép thần kinh.

Điều trị bệnh

Nội khoa: Các thuốc giảm đau thông thường có thể có tác dụng với cơn đau nhẹ, tuy nhiên thường không có tác dụng với hội chứng dây V. Phần lớn bệnh nhân được điều trị bằng thuốc làm giảm sự dẫn truyền quá mức bằng 3 loại thuốc: Baclofen (lioresal), carbamazepine (tegretol), phenytoin (dilantin). Baclofen là thuốc ít tác dụng phụ nhất, có thể có tác dụng một tuần, carbamazepine được sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài và có kết quả tốt, nếu sau 2 ngày sử dụng carbamazepine mà không kết quả thì phải xem lại chẩn đoán, tuy nhiên thuốc carbamazepine có tác dụng phụ chóng mặt, lẫn ban đỏ ngứa, rùng mình, có thể thiếu máu do cản trở sự tạo máu, cần phải xét nghiệm máu để kiểm tra.

Bệnh nhân có thể được phong bế dây thần kinh bằng cách tiêm thuốc tê, steroid, tiêm thuốc phá hủy các tế bào thần kinh bị hỏng bằng thuốc glycerolysis.

Đau dây V hậu zona (Postherpetic neuralgia) chỉ cần điều trị bằng cách tiêm thuốc tê hoặc thuốc steroid.

Cách tiêm thuốc vào vùng hạch gasser: Dùng kim nhỏ dài chọc vào giữa gò má đi qua lỗ bầu dục để đến hốc meckle là nơi hạch gasser nằm, kết hợp phim X-quang để đi đúng hướng, chú ý tiêm đúng nhánh dây thần kinh gây hội chứng đau dây V để tránh tê bì quá mức sau khi tiêm. Biến chứng có thể là tê bì mãi mãi.

Phẫu thuật: Dùng với trường hợp có động mạch bất thường đè lên dây thần kinh, làm giảm sức ép lên dây thần kinh, chú ý các biến chứng có thể xảy ra với dây thần kinh. Phẫu thuật phá bỏ hạch hoặc nhánh dây thần kinh sinh ba bằng nhiệt (thermocoagulation) sau đó bệnh nhân sẽ tê bì vùng chi phối của nhánh dây thần kinh.

Một hướng điều trị khác là cấy một điện cực vào các thụ cảm của vỏ não, điện cực được nối với một máy tạo xung nhịp đặt dưới da, phương pháp này được sử dụng khi điều trị nội, ít kết quả.

Tiên lượng: Hội chứng này không đến mức nguy hiểm dẫn đến tử vong nhưng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống (suy kiệt, mất nước, tần suất cơn đau có thể tăng dần theo tuổi, ảnh hưởng đến tinh thần), có thể có các biến chứng của thuốc điều trị. 


____________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

28 tháng 3, 2011

Bệnh đau dây thần kinh tọa

Châm cứu chữa đau thần kinh tọa.

Đây là chứng bệnh rất thường gặp, nhất là ở quãng tuổi 20-30 và 40-55. Bệnh nhân bị đau dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa thường là chèn ép hoặc viêm nhiễm.

Biểu hiện đầu tiên của bệnh có thể xuất hiện đột ngột sau một cố gắng (như nâng một vật nặng) hoặc sau một chấn thương ngã ngồi, đi xe mô tô đường xóc. Cơn đau từ vùng thắt lưng đi xuống dọc theo mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân đi qua phía trước mắt cá ngoài... Đau cũng có thể từ vùng thắt lưng đi xuống dọc theo mặt sau đùi và mặt sau ngoài cẳng chân. Có trường hợp đau xuống tới tận bàn chân... Nhiều người đau rất mạnh, đau liên tục ngày - đêm, đau tăng lên khi ho, hắt hơi.
Người bệnh thường nằm ở tư thế co chân (tư thế chống đau), nằm kê gối xuống khoeo chân... Ngoài ra, có thể thấy những biểu hiện gián tiếp khác của cơn đau: Khi đứng, người bệnh hơi vẹo người về phía bên không đau; khi cúi xuống, họ cảm thấy khó khăn và đau ở vùng thắt lưng.
Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa:
- Bệnh lao đốt sống: Thường gây đau dây thần kinh hông ở cả hai bên.
- U ở cột sống: Thường gặp là u di căn từ những ung thư ở vùng lân cận: ung thư tiền liệt tuyến, ung thư tử cung...
- U tủy.
- Thoát vị đĩa đệm.
- Viêm rễ thần kinh, viêm nhiễm dây thần kinh.
Những người làm nghề cưa xẻ gỗ, mang vác nặng cũng dễ bị đau thần kinh tọa.
Bệnh thường được điều trị theo nguyên nhân. Nếu không có nguyên nhân chèn ép, bệnh nhân cần dùng các thuốc giảm đau và kháng viêm, phong bế thần kinh (ở cơ sở điều trị chuyên khoa thần kinh).
Dùng nắm muối rang để lên khay và chườm, hoặc quấn đu đủ xanh lát mỏng vào phía mặt sau của đùi đau. Có thể dùng châm cứu, xoa bóp, ion hóa canxi, siêu âm, điện nóng...
______________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

27 tháng 3, 2011

Nguyên nhân đau dây thần kinh ngoại biên

Xin bác sĩ cho biết, nguyên nhân nào dẫn đến chứng đau dây thần kinh ngoại biên? Bệnh này có chữa khỏi được không?




Hệ thần kinh gồm não bộ và tủy gai thuộc hệ thần kinh trung ương. Các dây thần kinh khác phân phối trên toàn bộ cơ thể, kể cả các dây thần kinh cảm giác và vận động là hệ thống thần kinh ngoại biên. Dây thần kinh ngoại biên có thể bị đau do bị kích thích, bị chèn ép hoặc bị nhiễm virut. Người bệnh thấy đau tại điểm hoặc vùng có dây thần kinh đau. Hầu hết các dây thần kinh đều có thể bị đau. Mỗi vùng đau có cảm giác khác nhau và cách chữa trị khác nhau. Chẳng hạn đau dây thần kinh liên sườn ở ngực thường làm cho người bệnh khó thở, ho cũng gây đau, nhưng dễ điều trị bằng các loại thuốc giảm đau thông dụng.
Cảm giác đau dây thần kinh cổ thường lan từ cổ xuống tay làm người bệnh phải hạn chế cử động cổ. Nguyên nhân thường do khớp cổ bị mòn làm cho rễ dây thần kinh ở điểm này bị kẹp. Các loại thuốc chống viêm và giảm đau thường có hiệu quả sau vài ngày điều trị. Đau dây thần kinh cổ tay sẽ bị đau xuống cả ngón tay, được chữa trị bằng phương pháp nội khoa hoặc phẫu thuật. Nếu bị đau thần kinh ngoại biên bạn cần phải đi khám chuyên khoa thần kinh để tìm nguyên nhân từ đó việc điều trị và phòng bệnh mới đạt hiệu quả cao.

BS. Ngọc Tú
___________________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
 


Đọc tiếp →

26 tháng 3, 2011

Đau dây thần kinh sọ

Đau dây thần kinh sọ là triệu chứng đau liên quan đến các dây thần kinh của đầu cung cấp cảm giác và kiểm soát  vận động ở mặt, da đầu, cổ và họng.

Đau dây thần kinh sọ
Cơn đau có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trong những khu vực kể trên tùy thuộc vào dây thần kinh sọ nào bị ảnh hưởng. Một số giác quan như vị giác, khứu giác, thị giác hoặc thính giác có thể giảm do tổn thương hoặc viêm các dây thần kinh sọ.
Có 12 nhóm dây thần kinh sọ nên cũng có thể xảy ra nhiều loại đau dây thần kinh sọ khác nhau tùy thuộc vào dây nào bị ảnh hưởng. Chẳng hạn như dây thần kinh sinh ba là dây thần kinh lớn nhất trong sọ, đau dây thần kinh sinh ba là loại đau thường gặp nhất trong các loại đau dây thần kinh sọ. Nó gây ra một cơn đau chói buốt đột ngột dọc theo một bên mặt có thể xuất hiện do bị sờ chạm.
Đau dây thần kinh thiệt hầu và dây lang thang có thể ảnh hưởng đến lưỡi, họng, cổ và tai. Một số loại khác bao gồm đau các dây thần kinh đau dây thần kinh chẩm, dây thanh quản và dây thần kinh trung gian.

Đau dây thần kinh sọ có thể có nhiều nguyên nhân, bao gồm dây thần kinh bị đè ép và chấn thương. Một số bệnh hoặc nhiễm trùng cũng có thể gây đau, bao gồm đái tháo đường, bệnh đa xơ cứng, bệnh Lyme. Trong một số trường hợp nguyên nhân gây đau dây thần kinh sọ vẫn chưa được tìm ra.

Triệu chứng chính của bệnh là đau ở cùng một vùng của đầu tái đi tái lại nhiều lần. Độ nặng của cơn đau có thể thay đổi rất nhiều. Cơn đau có thể nhạt dần nhưng hay quay trở lại và thường đau theo chiều dài của dây thần kinh sọ bị ảnh hưởng. Tùy thuộc vào loại dây thần kinh bị ảnh hưởng mà cơn đau có thể được mô tả khác nhau, chúng có thể là một cơn đau chói, đau rát hoặc đau đột ngột gây shock. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn có cảm giác ngứa, tê hoặc yếu cơ.

Để chẩn đoán đau dây thần kinh sọ, ban đầu các bác sĩ phải loại trừ hết những nguyên nhân gây đau đầu và mặt có thể xảy ra. Thường sẽ cần phải xét nghiệm máu và khám thần kinh. Bệnh sử của bệnh nhân cũng có thể được xem xét lại để xác định những tác nhân có thể gây đau. Bệnh nhân cũng cần phải được khám răng để loại trừ những bệnh răng miệng có thể gây đau mặt.

Điều trị : đau dây thần kinh mặt chỉ cần thiết khi cơn đau làm bệnh nhân trở nên yếu đi. Nếu cần phải điều trị, có một số lựa chọn điều trị có thể thực hiện. Nhiều thuốc giảm đau, trong đó có các thuốc chống trầm cảm và cống co giật, có thể được sử dụng để giảm đau ở những bệnh nhân này. Ngoài ra, có thể phẫu thuật để loại bỏ những cấu trúc (khối u, những thương tổn) gây đè ép dây thần kinh. Có thể điều trị thành công trong hầu hết các trường hợp bằng cách dùng một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
____________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

25 tháng 3, 2011

Xử trí dứt điểm đau dây thần kinh hông

Đau dây thần kinh hông là một trong những bệnh thần kinh thường gặp, có biểu hiện các cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh hông. Là chứng bệnh thường gặp với nhiều nguyên nhân khác nhau nhất là những bệnh cảnh viêm nhiễm, chèn ép... Việc thăm khám và điều trị sớm sẽ giúp người bệnh rút ngắn thời gian và chi phí điều trị, phòng ngừa được nhiều biến chứng.

Vị trí của dây thần kinh hông
Dây thần kinh hông được tạo nên bởi rễ thắt lưng 5 (L5) và rễ cùng 1 (S1) của tủy sống, là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, có nhiều vị trí quan trọng liên quan đến các bệnh tích tương ứng: bệnh viêm nhiễm (dịch não tủy...); bệnh thoái hóa đốt sống; bệnh ở trong đám rối thắt lưng cùng; các bệnh ở tiểu khung; bệnh thần kinh ở vùng mông; đoạn ở khoeo chân chia thành dây thần kinh khoeo ngoài và dây thần kinh khoeo trong.

 Tổn thương dây thần kinh hông.
Các kiểu đau của bệnh thần kinh hông

Đó là các cơn đau tự nhiên với hai thể điển hình sau: Cơn đau từ vùng thắt lưng và đi xuống dọc theo mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, đi qua phía trước mắt cá ngoài và bắt chéo mu chân, rồi tận cùng ở ngón chân cái. Cơn đau cũng từ vùng thắt lưng rồi đi xuống qua vùng mông tới mặt sau ngoài đùi, mặt sau ngoài cẳng chân, đi qua phía sau mắt cá ngoài rồi xuống gan bàn chân và tận cùng ở ngón chân út. Cơn đau ở hai bên thắt lưng, dọc xuống hai bên (đau dây thần kinh hông hai bên).
Các cơn đau kiểu này thường do tổn thương cột sống ép ngay vào rễ thần kinh L5- S1 ở hai bên. Đó là các bệnh ung thư cột sống, di căn tế bào ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tử cung, ung thư vú..., các sang chấn cột sống (gãy các khớp nhỏ gây trượt đốt sống), thoát vị đĩa đệm nặng
Cơn đau “kiểu bàn cân” là kiểu đau có thể từ bên phải sang đau bên trái và ngược lại.
Cơn đau có thể phát hiện qua các điểm đau: đó là khi thầy thuốc ấn vào các điểm dọc đường đi của dây thần kinh hông và bệnh nhân thấy đau, hoặc ấn vào đốt sống lưng, ở vùng đốt và khe đốt L4- S1 gây nên cơn đau.
Thầy thuốc khám cột sống thắt lưng sẽ phát hiện thấy những bất thường ở độ cong sinh lý hoặc tư thế chống đau hoặc thấy các phản ứng chống đau của người bệnh (đứng lệch về bên không đau, nằm co chân đau...).
Các dấu hiệu thay đổi hoạt động phản xạ ở hai chân: các rối loạn về phản xạ gân xương, rối loạn về cảm giác ở khu vực của rễ L5- S1, rối loạn dinh dưỡng (teo cơ).
Các thay đổi ở Xquang cột sống, ở dịch não tủy, ở hình ảnh chụp cộng hưởng từ trong những trường hợp đau dây thần kinh hông do viêm nhiễm, do chèn ép tủy.

Các nguyên nhân gây bệnh
Thoát vị đĩa đệm: Ở người trẻ tuổi, thường có kèm theo những dị dạng như thắt lưng trên đốt cùng, cùng hoá đốt thắt lưng, gai đôi. Ở người già thường có liên quan tới thay đổi hình dạng đĩa đệm, thay đổi các cấu tạo dây chằng.
Lao cột sống vùng thắt lưng cùng: Người bệnh thường sốt, mệt mỏi, gầy sút cân. Xquang cột sống có hình ảnh hẹp đĩa liên đốt, mất canxi ở những đốt sống kề bên, có túi mủ áp-xe ở cột sống...
Các dấu hiệu thần kinh như thay đổi phản xạ gân xương, rối loạn cảm giác, các biến đổi bất thường ở dịch não tủy.
U vùng chóp cùng đuôi, đau nhiều kể cả khi nằm nghỉ, có rối loạn cảm giác theo kiểu yên ngựa, có phân ly protein và tế bào trong dịch não tủy.
Trượt đốt sống: có thể xảy ra sau một thời gian dài đi ô tô, mô tô qua quãng đường dài khó đi, đường mấp mô, có nhiều ổ trâu... Qua phim chụp Xquang cột sống ở tư thế chếch 3/4 có hình ảnh gãy khớp nhỏ (gãy cổ chó), qua phim chụp tư thế trông nghiêng thấy hình khối L chạy ra trước còn khối S lùi ra sau
Thoát vị đốt sống thắt lưng cùng: được xác định qua các tư thế của phim chụp Xquang cột sống và loãng xương.

Xử trí bệnh thế nào?
Muốn điều trị bệnh hiệu quả, trước hết phải chẩn đoán bệnh chính xác. Đó là cần đánh giá các cơn đau dây thần kinh hông, xác định sớm qua hỏi bệnh (chú ý tính lan truyền của cơn đau) qua các nghiệm pháp căng và đau dây thần kinh hông. Cần phân định cơn đau của viêm cơ, xương (viêm khớp cùng chậu), chèn ép ở tiểu khung (có thai cũng có thể gây đau). Kết hợp các phương pháp thăm dò, chú ý trước tiên tới nguyên nhân chèn ép, đặc biệt tuỳ theo tuổi (tuổi lao động, tuổi già...), giới tính (phụ nữ có thai), bệnh nghề nghiệp (cưa xẻ, mang vác...), viêm nhiễm.
Về điều trị thường là điều trị theo nguyên nhân. Điều trị nội khoa các trường hợp không có nguyên nhân chèn ép, hoặc có chèn ép nhưng không có chỉ định phẫu thuật. Điều trị nội khoa bao gồm nằm nghỉ, sử dụng thuốc tây y, có thể kết hợp với đông y như châm cứu, vật lý trị liệu...
Dùng thuốc giảm đau và kháng viêm, có thể dùng lý liệu pháp như xoa bóp, ion hóa canxi, điện nóng. Những trường hợp nặng như thoát vị đĩa đệm nặng điều trị nội khoa không có kết quả sẽ phải phẫu thuật.
Phòng bệnh: đối với người có dị dạng cột sống, gai đôi, thắt lưng hóa đốt cùng, cùng hoá đốt sống lưng... cần có chế độ lao động thích hợp, tránh mang vác nặng. Đối với một số nghề nghiệp cần nhiều thao tác ở vùng thắt lưng cùng thì cần có những biện pháp bảo hộ lao động, định kỳ kiểm tra sức khỏe, có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. 

_________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

24 tháng 3, 2011

Viêm nhiễm dây thần kinh do thiếu hụt Vitamin B1

Viêm nhiễm dây thần kinh là một hội chứng bệnh lý có biểu hiện rối loạn cấu trúc và chứng năng của hệ thần kinh ngoại vi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Ở nước ta, cần chú ý trước hết tới mối liên quan của bệnh này với Vitamin B1.


1. Lâm sàng

Triệu chứng đầu tiên là rối loạn cảm giác ở cẳng chân và bàn chân tại phía mu bàn chân và các ngón chân rồi lan dần lên theo kiểu như đi bít-tất nhưng không bao giờ bị mất cảm giác. Riêng các vùng quanh hố mắt, vùng chẩm, mặt trong đùi và gan bàn chân thường không bị rối loạn. Tuy nhiên, các trường hợp nặng có khi toàn bộ da trên cơ thể đều bị dị cảm. Trên cơ sở đó, bệnh nhân sẽ thấy mọi loại cảm giác kể cả cảm giác sâu và có thể dẫn đến hiện tượng đi đứng loạng choạng, đồng thời còn thấy đau bắp cơ nhất là ở hai chân.
Khi vận động, bệnh nhân cảm thấy yếu mỏi và nặng nề ở hai cẳng chân, từ đó dẫn đến bại hai chân, rồi có thể bị liệt hai chân, thường thấy rõ ở cơ duỗi bàn chân. Nhiều trường hợp sau khi bị liệt sẽ bị teo cơ hai chân. Hậu quả là khi đi bệnh nhân phải dạng chân hoặc tăng cường các động tác của đầu gối. Sau khi các cơ mắc bị teo, có thể cả cơ đái - chậu cũng bị teo làm cho bệnh nhân khó khoanh chân khi ngồi và khi ngồi xổm khó tự đứng thẳng dậy. Một số bệnh nhân phải chống gậy hoặc dùng nạng khi đi.
Ngoài ra, đôi khi còn thấy viêm nhiều dây thần kinh ở cả hai tay. Riêng các dây thần kinh sọ não rất hiếm khi bị tổn thương.
Mặt khác, trong viêm nhiều dây thần kinh do thiếu Vitamin B1 còn có thể thấy nhiều biểu hiện của một hội chứng tim mạch. Ở trẻ em, trên lâm sàng chủ yếu là các triệu chứng tim mạch.
Trong thực tế, có thể gặp các thể lâm sàng khác nhau như:
- Thể liệt hai chân với các triệu chứng thần kinh (thể tê phù khô).
- Thể bị phù nặng với các triệu chứng tim mạch (thể tê phù ướt).
- Thể phối hợp phù và liệt hai chân.
- Thể có rối loạn tâm trí.

2. Chẩn đoán

Đối với mọi trường hợp, trước hết cần khai thác kỹ bệnh sử, chú ý tới tình trạng dinh dưỡng, các bệnh tật đã xảy ra trước hoặc đồng thời, các thuốc men đã sử dụng, điều kiện sinh hoạt và hoàn cảnh môi trường.
Cần khám bệnh nhân toàn diện về toàn trạng, nội khoa và thần kinh. Đối với các trẻ còn bú mẹ, sau khi khám cháu nhỏ còn phải kiểm tra cả người mẹ đang cho con bú. Đối với phụ nữ có thai hoặc bệnh nhân nghi suy tim, phải xét nghiệm tìm protein niệu và ghi điện tim.
+ Đối với người lớn và trẻ lớn: Chẩn đoán dựa vào sự phối hợp các triệu chứng cảm giác, vận động, dinh dưỡng, thực vật với đặc điểm là các biểu hiện lâm sàng hình thành dần dần, đồng bộ, đối xứng hai bên và ưu thế ở ngọn chi. Các triệu chứng cụ thể như sau:
- Rối loạn cảm giác: tê bì, kiến bò, nóng râm ran hoặc rát bỏng ngoài da; đau khi bị bóp vào các khối cơ; giảm toàn bộ mọi loại cảm giác; vị trí ở hai chân theo kiểu như đi bít-tất.
- Rối loạn vận động: có thể từ giảm hoặc yếu đến bại vận động hoặc liệt vận động hai chân.
- Rối loạn phản xạ: lúc đầu mất các phản xạ gót chân, về sau mất cả phản xạ gối hai bên.
- Rối loạn dinh dưỡng: teo các cơ cẳng chân; da khô hoặc phù nề; loét gan bàn chân; đau các khớp; co các gân.
- Rối loạn thực vật: nhịp tim nhanh, hạ huyết áp tư thế đứng, khó thở, rối loạn tiêu hóa, rối loạn sinh dục và tiết niệu.
+ Đối với trẻ còn bú: Chẩn đoán dựa vào những đặc điểm sau:
- Trẻ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng, phù; giảm, yếu hoặc liệt vận động, kém nhanh nhẹn tỉnh táo, khóc khàn hoặc mất tiếng; lác mắt hoặc sụp mi mắt.
- Có thể có triệu chứng suy tim như nhịp tim nhanh, khó thở, gan to.
- Có thể bị co giật, động kinh.
+ Đối với phụ nữ có thai: Ngoài những triệu chứng đã nêu trên đối với người lớn nói chung, còn phải chú ý phát hiện:
- Tình trạng phù nề, uể oải, mệt mỏi, khó thở tăng lên dần.
- Một số thai phụ bị đau ngực.
- Nhiều trường hợp có tăng huyết áp thoáng qua. Triệu chứng suy tim thường xảy ra vào giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai.
+ Chẩn đoán phân biệt: Cần loại trừ bại liệt trẻ em do vi rút bại liệt polio, viêm tủy ngang, viêm nhiều rễ và dây thần kinh (hội chứng Guillain - Barré).

3. Điều trị

- Cho bệnh nhân uống Vitamin B1 từ 100 đến 150mg mỗi ngày; trường hợp nặng có thể cho tới 200mg mỗi ngày. Giai đoạn cấp và bán cấp, bắt đầu nên cho tiêm bắp, về sau sẽ chuyển sang dạng uống.
- Ngoài thuốc chủ yếu là Vitamin B1, tùy theo diễn biến của bệnh và toàn trạng của bệnh nhân sẽ có thể cho thêm các thuốc thiết yếu khác.
- Đối với trẻ em, có thể cho uống từ 10mg đến 25mg Vitamin B1 mỗi ngày, khi bệnh nhi nặng cần cho tiêm bắp ngay. Nói chung, liều dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi tính bằng 1/3 hoặc 1/2 liều cho người lớn.
- Trong thời gian mắc bệnh, bệnh nhân cần phải tăng cường nghỉ ngơi, không lao động nặng, có chế độ ăn uống đủ khẩu phần, thành phần và năng lượng.
- Các bệnh nhân nặng phải được điều trị nội trú.
_______________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

23 tháng 3, 2011

Chữa đau dây thần kinh tọa

Bấm huyệt giúp cải thiện chứng đau thần kinh tọa.
Căn bệnh này hay gặp ở lứa tuổi 30-60, nhất là những người lao động chân tay nặng nhọc. Các nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó như công nhân bốc vác, nghệ sĩ xiếc, ba-lê, cử tạ... làm tăng nguy cơ xuất hiện và tái chứng đau thần kinh tọa.

Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.
Đau dây thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu bị bệnh thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thì đau thường tới phía trên đầu gối; nếu bị thần kinh tọa dưới thì đau tới mắt cá ngoài bàn chân.

Trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động.
Đau dây thần kinh tọa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là lứa tuổi 30-60, nam mắc nhiều hơn nữ. Mang vác và lao động nặng ở tư thế sai, gò bó, rung xóc, chấn thương, các động tác thay đổi tư thế đột ngột... là yếu tố thường xuyên nhất làm khởi phát bệnh. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò nhất định thúc đẩy xuất hiện và tái phát bệnh thần kinh tọa.

Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa gồm: tổn thương ở cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh, thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng, các tổn thương thực thể khác ở vùng thắt lưng (dị dạng bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn).

Phần lớn trường hợp chỉ đau thần kinh tọa một bên. Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau. Tùy theo tổn thương, họ có thể không nhắc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, có thể đái dầm, ỉa đùn.

Việc điều trị đau thần kinh tọa phải kết hợp các biện pháp nội khoa, đông y, ngoại khoa, tâm lý, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Trong thời gian đang đau cấp, hoặc đợt cấp của đau thần kinh tọa mãn, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường và bất động, tránh mọi di chuyển hoặc thay đổi tư thế làm căng dây thần kinh. Người bệnh cần nằm trên giường phẳng và cứng, nằm ngửa, hông và gối hơi gấp, nếu đau nhiều có thể nằm co chân.
Cần dùng các thuốc chống viêm không steroid và thuốc chống hư khớp. Nếu có đau dạ dày - tá tràng thì phải dùng kèm các thuốc băng niêm mạc dạ dày hay tức chế bài tiết dịch vị. Tất cả đều phải theo đúng chỉ định của bác sĩ. Về vật lý trị liệu, có thể chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại laser, sóng ngắn, từ trường, điện châm, tắm bùn, đắp bùn, tắm nhiệt, tắm suối khoáng, kéo giãn cột sống bằng dụng cụ cho trường hợp lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Nên kết hợp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm.
Phẫu thuật được chỉ định khi: điều trị nội khoa không đỡ sau 6 tháng; hoặc có biến chứng liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn; bệnh nhân đau dữ dội, đau tái phát nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động.

Để phòng bệnh đau thần kinh tọa, cần tập thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống. Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng. Không nên nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo.

Các động tác sinh hoạt, lao động hằng ngày phải thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác... hay nhấc vật nặng. Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Để tránh khom lưng, khi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp. Nếu phải ngồi lâu, nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ. 

Trong lao động chân tay, cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng; hãy để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không bao giờ mang vật nặng ở một bên người hay trong thời gian dài. Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc. 
______________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →