11 tháng 4, 2011

Đau dây thần kinh hông, nhận biết và cách điều trị

Đặc điểm của đau dây thần kinh hông là đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh hông. Đường đi của dây thần kinh này bắt đầu từ thắt lưng (L5) đi xuống mông dọc theo hai mặt sau của đùi xuống cẳng chân rồi có thể xuyên ra ngón cái, ngón út. Là chứng bệnh thường gặp với nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là những bệnh cảnh viêm nhiễm, chèn ép, đặc biệt là hậu quả của một số bệnh nghề nghiệp.


Biểu hiện của bệnh

Dây thần kinh hông được tạo nên bởi rễ thắt lưng 5 (L5) và rễ cùng 1 (S1) của tủy sống. Ở đoạn tủy này có sự chênh lệch bốn đốt khoanh đoạn tủy và khoanh đoạn đốt sống.

Dây thần kinh hông là dây thần kinh dài nhất của cơ thể người, có nhiều vị trí quan trọng có liên quan đến các bệnh tích tương ứng: đoạn trong tủy - rễ: liên quan đến bệnh viêm nhiễm (dịch não tủy...); đoạn ở trong lỗ tiếp hợp: bệnh thoái hóa đốt sống; Bệnh ở trong đám rối, thắt lưng cùng: các bệnh ở tiểu khung; đoạn ở vùng mông; đoạn ở khoeo chân chia thành dây thần kinh khoeo ngoài và dây thần kinh khoeo trong.

Vị trí của dây thần kinh hông.

Đau thường xuất hiện khi làm việc gì đó gắng sức như nhấc một vật nặng bỗng đau nhói vùng thắt lưng, những giờ sau đó và những ngày sau có thể đau tăng lên và bắt đầu lan xuống mông, xuống chân theo đường đi của dây thần kinh hông. Tính chất đau cũng có khác nhau, đôi khi đau âm ỉ nhưng có khi đau dữ dội như dao đâm. Ngay cả khi ho, hắt hơi hoặc cúi gập người xuống cũng đau. Ban đêm thường đau tăng lên nhưng khi nằm nghỉ ngơi trên giường có nền cứng, đầu gối hơi co lại thì đau có thể giảm và bệnh nhân thấy dễ chịu hơn. Ngoài đau có thể thấy tê cóng, dấu hiệu kiến bò hoặc như ai đó dùng kim châm phía bờ ngoài bàn chân chéo qua mu bàn chân đến ngón cái hoặc ngón út. Khi sờ vào vùng thắt lưng thấy cơ lưng phản ứng cứng. Cột sống mất đường cong sinh lý bình thường. Bệnh nhân có tư thế ngay lưng, vẹo người để chống đỡ với triệu chứng đau.


Các thể đau dây thần kinh hông


Đau dây thần kinh hông có thể chỉ xảy ra một bên nhưng cũng có trường hợp bệnh xảy ra hai bên tùy theo nguyên nhân, ví dụ lao cột sống, thoát vị đĩa đệm giữa, ung thư... Đau dây thần kinh hông có thể đau cấp tính hoặc đau mạn tính.


Thể đau cấp tính:
Người bệnh đau dữ dội trong vài ngày, vài tuần có khi lâu hơn và khi dùng thuốc giảm đau sẽ có tác dụng, vì vậy khi dùng thuốc mà không có tác dụng thì cần được hội chẩn để có hướng điều trị khác.

Thể mãn tính:
Bệnh không được điều trị dứt điểm từ đầu thì có thể trở thành mạn tính, khi đó người bệnh thấy hay đau âm ỉ ở vùng mông và vùng thắt lưng. Ngoài ra, bệnh có thể tiến triển thành liệt nhẹ hoặc teo cơ.

Nguyên nhân gây nên chứng đau thần kinh hông


Thoát vị đĩa đệm:
ở người trẻ tuổi thường có kèm theo những dị dạng như thắt lưng trên đốt cùng, cùng hóa đốt thắt lưng, gai đôi. Ở người già thường có liên quan tới thay đổi hình dạng đĩa đệm, thay đổi các cấu tạo dây chằng.

Lao cột sống vùng thắt lưng cùng:
người bệnh thường sốt, mệt mỏi, gầy sút cân. Xquang cột sống có hình ảnh hẹp đĩa liên đốt, mất canxi ở những đốt sống kề bên, có túi mủ áp-xe ở cột sống...

Các dấu hiệu thần kinh như thay đổi phản xạ gân xương, rối loạn cảm giác, các biến đổi bất thường ở dịch não tủy.


U vùng chóp cùng đuôi, đau nhiều kể cả khi nằm nghỉ, có rối loạn cảm giác theo kiểu yên ngựa, có phân ly protein và tế bào trong dịch não tủy.


Trượt đốt sống:
có thể xảy ra sau một thời gian dài đi ôtô, môtô qua quãng đường dài khó đi, đường mấp mô.

Thoát vị đốt sống thắt lưng cùng:
được xác định qua các tư thế của phim chụp Xquang cột sống và loãng xương.

Điều trị bệnh


Về điều trị:
thường là điều trị theo nguyên nhân. Điều trị nội khoa ở các trường hợp không có nguyên nhân chèn ép, hoặc có chèn ép nhưng không có chỉ định phẫu thuật. Điều trị nội khoa bao gồm nằm nghỉ, sử dụng thuốc tây y, có thể kết hợp với đông y như châm cứu, vật lý trị liệu...

Dùng thuốc giảm đau và kháng viêm, có thể dùng lý liệu pháp như xoa bóp, ion hóa canxi, điện nóng. Những trường hợp nặng như thoát vị đĩa đệm nặng điều trị nội khoa không có kết quả sẽ phải phẫu thuật.


Phòng bệnh:
đối với người có dị dạng cột sống, gai đôi, thắt lưng hóa đốt cùng, cùng hóa đốt sống lưng... cần có chế độ lao động thích hợp, tránh mang vác nặng. Đối với một số nghề nghiệp cần nhiều thao tác ở vùng thắt lưng cùng thì cần có những biện pháp bảo hộ lao động, có định kỳ kiểm tra sức khỏe, có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

Khi có hiện tượng dây thần kinh hông bị đau, đặc biệt là sau khi mang vác vật nặng, lệch tư thế cần đến cơ sở y tế để được khám và xác định, không tự tiện kéo, nắn hoặc làm các động tác thô bạo khác.


Khi đã bị đau dây thần kinh hông cần được đi khám bởi thầy thuốc chuyên khoa thần kinh và tuân thủ các chỉ dẫn điều trị.


ThS. Phan Ngọc Minh


__________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com