2 tháng 4, 2011

ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Đau thần kinh toạ là một bệnh khá phổ biến trong cộng đồng, thường gặp ở người cao tuổi, người lao động nặng, vận động viên thể thao, nam nhiều hơn nữ. Bệnh không gây thiệt hại lớn về tính mạng mà làm cho người bệnh luôn có cảm giác đau, khó chịu khi thay đổi tư thế, di chuyển gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả lao động.

Thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, nó xuất phát từ đám rối thần kinh thắt lưng cùng, sau đó chạy ra vùng mông theo mặt sau đùi xuống mặt sau cẳng chân đến gót chân, bàn chân. Chức năng chính của dây là chi phối cảm giác, dinh dưỡng và vận động cho phần lớn hai chân, đặc biệt là cẳng chân. Đau dây thần kinh tọa có rất nhiều nguyên nhân nhưng hay gặp là do thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống nguyên phát hay thứ phát do hậu quả của hư đĩa đệm, gây chèn ép rễ thần kinh liên quan, hẹp lỗ gian đốt sống, các tổn thương thực thể khác ở vùng thắt lưng như: dị dạng bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, u cột sống, u tủy, bệnh lao cột sống, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn,...

Biểu hiện đầu tiên của bệnh có thể xuất hiện đột ngột sau một lần gắng sức hoặc sau một chấn thương do ngã, đi xe mô tô đường xóc,... Đau thần kinh tọa không có những cơn đau dữ dội mà thường là những cơn đau âm ỉ liên tục. Đau từ vùng thắt lưng đi xuống dọc theo mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân đi qua phía trước mắt cá ngoài,... Đau cũng có thể từ vùng thắt lưng đi xuống dọc theo mặt sau đùi và mặt sau ngoài cẳng chân. Có trường hợp đau xuống tới tận bàn chân,... Nhiều người đau rất mạnh, đau liên tục ngày - đêm, đau tăng lên khi ho, hắt hơi.

Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau, nằm kê gối xuống khoeo chân,... Ngoài ra, có thể thấy những biểu hiện gián tiếp khác của cơn đau: khi đứng, người bệnh hơi vẹo người về phía bên không đau; khi cúi xuống, họ cảm thấy khó khăn và đau ở vùng thắt lưng. Trường hợp nặng, người bệnh không nhấc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương, thậm chí chân tê bị mất cảm giác, phản xạ đi tiêu đi tiểu cũng mất đi.
Để hạn chế mắc bệnh đau dây thần kinh tọa, chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng tránh sau: tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Tự giữ vững cơ thể nếu cảm thấy có một cơn ho hay hắt hơi mạnh sẽ đến. Không khuân, vác đồ vật nặng. Nếu có, hãy thực hiện nâng nhấc một cách an toàn. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, gồm cả những bài tập co giãn nhẹ. Giường ngủ phải phẳng, kê đầu bằng một chiếc gối mềm, khi nằm nghiêng phải có một chiếc gối ở giữa hai chân. Hạn chế mang giày cao gót, nên chọn giày đế thấp, đúng cở, người mang cảm thấy thoải mái, dể chịu.

Khi có triệu chứng đau ở vùng thắt lưng mà nghĩ nhiều đến bệnh lý đau dây thần kinh tọa thì người bệnh phải đến ngay cơ sở y tế Nhà nước để được các bác sĩ xem xét, chẩn đoán và điều trị thích hợp. Tuyệt đối không bao giờ tự ý mua các loại thuốc giảm đau để điều trị khi không có được những thông tin về thuốc.
______________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com