11 tháng 4, 2011

Đau dây thần kinh hông, nhận biết và cách điều trị

Đặc điểm của đau dây thần kinh hông là đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh hông. Đường đi của dây thần kinh này bắt đầu từ thắt lưng (L5) đi xuống mông dọc theo hai mặt sau của đùi xuống cẳng chân rồi có thể xuyên ra ngón cái, ngón út. Là chứng bệnh thường gặp với nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là những bệnh cảnh viêm nhiễm, chèn ép, đặc biệt là hậu quả của một số bệnh nghề nghiệp.


Biểu hiện của bệnh

Dây thần kinh hông được tạo nên bởi rễ thắt lưng 5 (L5) và rễ cùng 1 (S1) của tủy sống. Ở đoạn tủy này có sự chênh lệch bốn đốt khoanh đoạn tủy và khoanh đoạn đốt sống.

Dây thần kinh hông là dây thần kinh dài nhất của cơ thể người, có nhiều vị trí quan trọng có liên quan đến các bệnh tích tương ứng: đoạn trong tủy - rễ: liên quan đến bệnh viêm nhiễm (dịch não tủy...); đoạn ở trong lỗ tiếp hợp: bệnh thoái hóa đốt sống; Bệnh ở trong đám rối, thắt lưng cùng: các bệnh ở tiểu khung; đoạn ở vùng mông; đoạn ở khoeo chân chia thành dây thần kinh khoeo ngoài và dây thần kinh khoeo trong.

Vị trí của dây thần kinh hông.

Đau thường xuất hiện khi làm việc gì đó gắng sức như nhấc một vật nặng bỗng đau nhói vùng thắt lưng, những giờ sau đó và những ngày sau có thể đau tăng lên và bắt đầu lan xuống mông, xuống chân theo đường đi của dây thần kinh hông. Tính chất đau cũng có khác nhau, đôi khi đau âm ỉ nhưng có khi đau dữ dội như dao đâm. Ngay cả khi ho, hắt hơi hoặc cúi gập người xuống cũng đau. Ban đêm thường đau tăng lên nhưng khi nằm nghỉ ngơi trên giường có nền cứng, đầu gối hơi co lại thì đau có thể giảm và bệnh nhân thấy dễ chịu hơn. Ngoài đau có thể thấy tê cóng, dấu hiệu kiến bò hoặc như ai đó dùng kim châm phía bờ ngoài bàn chân chéo qua mu bàn chân đến ngón cái hoặc ngón út. Khi sờ vào vùng thắt lưng thấy cơ lưng phản ứng cứng. Cột sống mất đường cong sinh lý bình thường. Bệnh nhân có tư thế ngay lưng, vẹo người để chống đỡ với triệu chứng đau.


Các thể đau dây thần kinh hông


Đau dây thần kinh hông có thể chỉ xảy ra một bên nhưng cũng có trường hợp bệnh xảy ra hai bên tùy theo nguyên nhân, ví dụ lao cột sống, thoát vị đĩa đệm giữa, ung thư... Đau dây thần kinh hông có thể đau cấp tính hoặc đau mạn tính.


Thể đau cấp tính:
Người bệnh đau dữ dội trong vài ngày, vài tuần có khi lâu hơn và khi dùng thuốc giảm đau sẽ có tác dụng, vì vậy khi dùng thuốc mà không có tác dụng thì cần được hội chẩn để có hướng điều trị khác.

Thể mãn tính:
Bệnh không được điều trị dứt điểm từ đầu thì có thể trở thành mạn tính, khi đó người bệnh thấy hay đau âm ỉ ở vùng mông và vùng thắt lưng. Ngoài ra, bệnh có thể tiến triển thành liệt nhẹ hoặc teo cơ.

Nguyên nhân gây nên chứng đau thần kinh hông


Thoát vị đĩa đệm:
ở người trẻ tuổi thường có kèm theo những dị dạng như thắt lưng trên đốt cùng, cùng hóa đốt thắt lưng, gai đôi. Ở người già thường có liên quan tới thay đổi hình dạng đĩa đệm, thay đổi các cấu tạo dây chằng.

Lao cột sống vùng thắt lưng cùng:
người bệnh thường sốt, mệt mỏi, gầy sút cân. Xquang cột sống có hình ảnh hẹp đĩa liên đốt, mất canxi ở những đốt sống kề bên, có túi mủ áp-xe ở cột sống...

Các dấu hiệu thần kinh như thay đổi phản xạ gân xương, rối loạn cảm giác, các biến đổi bất thường ở dịch não tủy.


U vùng chóp cùng đuôi, đau nhiều kể cả khi nằm nghỉ, có rối loạn cảm giác theo kiểu yên ngựa, có phân ly protein và tế bào trong dịch não tủy.


Trượt đốt sống:
có thể xảy ra sau một thời gian dài đi ôtô, môtô qua quãng đường dài khó đi, đường mấp mô.

Thoát vị đốt sống thắt lưng cùng:
được xác định qua các tư thế của phim chụp Xquang cột sống và loãng xương.

Điều trị bệnh


Về điều trị:
thường là điều trị theo nguyên nhân. Điều trị nội khoa ở các trường hợp không có nguyên nhân chèn ép, hoặc có chèn ép nhưng không có chỉ định phẫu thuật. Điều trị nội khoa bao gồm nằm nghỉ, sử dụng thuốc tây y, có thể kết hợp với đông y như châm cứu, vật lý trị liệu...

Dùng thuốc giảm đau và kháng viêm, có thể dùng lý liệu pháp như xoa bóp, ion hóa canxi, điện nóng. Những trường hợp nặng như thoát vị đĩa đệm nặng điều trị nội khoa không có kết quả sẽ phải phẫu thuật.


Phòng bệnh:
đối với người có dị dạng cột sống, gai đôi, thắt lưng hóa đốt cùng, cùng hóa đốt sống lưng... cần có chế độ lao động thích hợp, tránh mang vác nặng. Đối với một số nghề nghiệp cần nhiều thao tác ở vùng thắt lưng cùng thì cần có những biện pháp bảo hộ lao động, có định kỳ kiểm tra sức khỏe, có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

Khi có hiện tượng dây thần kinh hông bị đau, đặc biệt là sau khi mang vác vật nặng, lệch tư thế cần đến cơ sở y tế để được khám và xác định, không tự tiện kéo, nắn hoặc làm các động tác thô bạo khác.


Khi đã bị đau dây thần kinh hông cần được đi khám bởi thầy thuốc chuyên khoa thần kinh và tuân thủ các chỉ dẫn điều trị.


ThS. Phan Ngọc Minh


__________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

10 tháng 4, 2011

Điều trị đau dây thần kinh mặt


Đau dây thần kinh mặt còn gọi là đau dây thần kinh tam thoa, là dây thần kinh hàm trên, hàm dưới và mắt, đây là bệnh thường gặp trong các bệnh lý thần kinh.

Lứa tuổi hay gặp
Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, nhiều nhất là từ 50 tuổi trở lên, nữ thường gặp nhiều hơn nam. Và hay gặp ở 2 dạng là: đau đơn thuần - cơn đau dữ dội một bên mặt từng cơn ngắn theo đường của một nhánh dây thần kinh tam thoa (hàm trên, hàm dưới, mắt) do nguyên nhân không đáng kể như, nhai, nói, lạnh… Ngoài ra, cơn đau không có rối loạn khác, không có tổn thương thực thể; thứ hai là đau có triệu chứng, có nguyên nhân rõ ràng - đau liên tục không có cơn. Tìm nguyên nhân ở mắt, tai, răng, xoang và hệ thần kinh.
Y học cổ truyền xem đau dây thần kinh mặt thuộc phạm trù “đầu thống”. Nguyên nhân là do dây thần kinh tam thoa ở hai bên mặt nên thuộc đường đi của túc thiếu dương đởm kinh. Tuy thuộc phạm trù đau đầu nhưng bệnh thường không có quan hệ với những nguyên nhân ngoại cảm là phong, hàn, tà, thấp. Phần nhiều do nội nhân dẫn đến. Bệnh có quan hệ với can, thận. Đau dây thần kinh mặt đơn thuần là do can đởm hỏa thịnh, can khí bất hòa, can bất điều đạt, khí uất lâu hóa hư, hỏa thịnh dẫn tới động hư của đởm, hỏa của can đởm kích động lẫn nhau, ngăn trở thiếu dương đởm kinh phát ra đau.
Trường hợp đau có triệu chứng phần nhiều do bẩm phú không đầy đủ, hoặc do phòng thất không điều độ, thận tinh suy hao, não tủy trống không mà dẫn tới. Cũng có thể do thận dương suy vi, thanh dương không thấu tiết tới kinh mạch, hoặc âm dương của thận không đầy đủ. Ất quý cùng nguồn gốc, can âm cũng tổn thương, âm hư dương quá vượng, dương vượng thường hỏa thịnh, mà dẫn tới đau dữ dội.

Điều trị đau dây thần kinh mặt
Theo y học cổ truyền, đau dây thần kinh mặt có các thể bệnh khác nhau với bài thuốc chữa riêng với từng thể bệnh như dưới đây: Thể hỏa thịnh dương vượng - mặt đau giống như lửa đốt, đột nhiên phát cơn hoặc có co giật cơ mặt, sau khi dứt cơn trở lại bình thường, nhưng người bứt rứt dễ cáu, mất ngủ mộng mị nhiều, miệng khô muốn uống, lưỡi đỏ, ít rêu… thì dùng bài thuốc gồm: long đởm thảo 6g, sơn chi 9g, hoàng liên 3g, hoàng cầm 9g, thạch cao 15g, tri mẫu 9g, đại hoàng 6g, đương quy 9g, tế tân 3g, bạch chỉ 9g, xuyên khung 12g, xích thược 12g, cam thảo 6g. Thể can thận hư cảm hàn - đầu não đau rỗng, sợ gió lạnh thổi vào, gặp gió lạnh thì đau nặng, thường kèm choáng váng, lưng gối mỏi mềm, di tinh, đới hạ, tai ù, ít ngủ… thì dùng bài thuốc gồm các vị: sinh địa 15g, sơn thù nhục 9g, mạch đông 12g, phụ tử 6g, nhục thung dung 9g, địa long 12g, cương tàm 9g, xuyên khung 12g, tế tân 6g, bạch chỉ 9g, cam thảo 3g, ngũ vị tử 6g.
Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

_________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

9 tháng 4, 2011

Đau dây thần kinh hông

Một số thai phụ phàn nàn, họ phải đối mặt với những cơn đau dây thần kinh hông, kéo dài xuống chân. Cơn đau có thể rất nghiêm trọng.


Đau dây thần kinh hông

Định nghĩa

Dây thần kinh hông là một trong số dây thần kinh lớn trong cơ thể, giữ vai trò điều khiển hoạt động của nửa người dưới. Dây thần kinh hông chạy dọc từ phía tử cung, kéo dài xuống chân. Đó là lý do vì sao khi thai càng lớn, thai phụ càng cảm nhận rõ rệt áp lực và cơn đau vùng hông. Một số thai phụ miêu tả cơn đau dây thần kinh hông là đau nhói, đau buốt từ phía lưng dưới xuống chân.

Đối tượng dễ bị đau dây thần kinh hông

Nhóm thai phụ có tiền sử đau dây thần kinh hông, tăng cân quá mức, mang song thai / đa thai có xu hướng bị đau dây thần kinh hông hơn cả.

Cách xử trí

  • Khi cơn đau xuất hiện, thai phụ nên nằm nghiêng để giảm sức ép lên lưng và hông. Nên nằm nghiêng về phần hông không bị đau, ví dụ, nếu cơn đau xuất phát ở hông bên phải, bạn hãy nằm nghiêng ở bên trái.
  • Nên vận động đôi chân một chút thay vì đứng hoặc ngồi quá lâu. Nếu phải đứng trong thời gian dài, thử dồn trọng lượng cơ thể vào một chân, chân còn lại được nghỉ ngơi bằng cách kê chân lên một cái hộp hoặc một đồ vật chắc chắn, thấp. Nên đổi chân thường xuyên.
  • Có thể dùng gạc ấm chườm vào vùng lưng dưới bị đau hoặc tắm nước ấm. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể dùng đai nâng bụng bầu, nhằm giảm áp lực của bụng bầu lên hông. Giữ cho đôi chân thoải mái cũng có tác dụng giảm cơn đau dây thần kinh hông; vì thế, bạn nên sử dụng những đôi giày (dép) vừa vặn, đế thấp bằng.
  • Nếu có điều kiện, thai phụ thử đi bơi (nên trao đổi với bác sĩ về thời gian và cường độ bơi). Bơi là hoạt động luyện tập giúp làm dịu cơn đau dây thần kinh hông hiệu quả nhất. Một số thai phụ thấy thử tập Yoga và cũng mang lại kết quả tốt. Ngoài ra, thai phụ có thể tham gia vào các lớp học tiền sản. Những động tác massage ở lớp học này có tác dụng giảm cơn đau lưng dưới, đau xương chậu và đau hông.
  • Cuối cùng, thai phụ có thể trao đổi với bác sĩ về việc dùng acetaminophen, giảm đau nếu cơn đau không dứt. Tuy nhiên, việc dùng thuốc giảm đau cần hạn chế ở mức thấp nhất và thai phụ không nên quá trông mong vào nó.
Lưu ý: Phần lớn các cơn đau dây thần kinh hông khi “bầu bí” chỉ là tạm thời. Nó sẽ tự nhiên mất đi trước khi chuyển dạ hoặc sau khi sinh. Nếu sau sinh, cơn đau không thuyên giảm, bạn nên trao đổi với bác sĩ.
________________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

8 tháng 4, 2011

Thế nào là đau dây thần kinh liên sườn?

Bố tôi bị đau vùng xương sườn bên trái, đi khám được biết là đau thần kinh liên sườn. Mong bác sĩ tư vấn về bệnh này?


Từ tủy sống các dây thần kinh liên sườn chui qua khe đốt sống ra, chạy dọc theo bờ dưới của các xương sườn,  trong bó mạch thần kinh liên sườn, cùng với động tĩnh mạch. Dây thần kinh liên sườn có hai nhánh vận động và cảm giác. Nhánh vận động điều khiển sự co giãn của các cơ liên sườn trong động tác hô hấp và các cử động khác. Nhánh cảm giác nhận cảm giác của da và các cơ quan bộ phận trong  lồng ngực tương ứng. Đau thần kinh liên sườn xảy ra do một hay nhiều nguyên nhân sau: viêm dây thần kinh do virut hay vi khuẩn; thoái hóa cột sống, thường gặp ở người cao tuổi; lao cột sống hoặc ung thư cột sống; bệnh lý tủy sống;  bị chấn thương; bị chèn ép bởi các cơ quan trong lồng ngực; bệnh đái tháo đường, lao phổi, người đang sử dụng thuốc corticoid. Điều trị cần giải quyết nguyên nhân gây đau: dùng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid, vitamin nhóm B liều cao, thuốc kháng virut, kháng sinh diệt vi khuẩn, vật lý trị liệu. Ăn uống đầy đủ chất đạm, đường, béo, hoa quả chín. Phòng bệnh: cần điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm khuẩn; chống loãng xương; tránh chấn thương và không lạm dụng thuốc corticoid.
________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

7 tháng 4, 2011

Đau mặt do dây thần kinh số V

Đau dây thần kinh số V (còn gọi là đau dây sinh ba), là chứng đau ở vùng da mặt, thường gặp ở người phụ nữ tuổi 50 trở lên, ít gặp ở người dưới 30 tuổi. Nguyên nhân nào dẫn đến đau dây thần kinh số V? 


Cho đến nay khoa học chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng gây đau dây thần kinh số V. Một số nghiên cứu cho thấy các yếu tố liên quan là: sang chấn mạn tính do tai nạn hay phẫu thuật làm tổn hại dây thần kinh V; đoạn bắt đầu đi ra khỏi sọ cho đến tận cùng ở da mặt bị mất lớp vỏ bảo vệ và dẫn truyền myelin; do bệnh hệ thống như Lupus ban đỏ, xơ hóa hệ thống; bệnh Zona, khi có kích thích chạm vào thì đau tăng lên nhưng đau sẽ giảm và hết khi hết triệu chứng bệnh Zona; nhiễm khuẩn giang mai; bệnh tiểu đường làm tổn thương các mạch máu nuôi dưỡng dây V làm rối loạn dẫn truyền; có sự thay đổi hóa sinh ở ngay trong dây thần kinh; có mạch máu bất thường, khối u đè lên dây thần kinh; stress đột ngột gây lo lắng quá mức trên cơ địa có tổn thương thần kinh; chụp cộng hưởng từ chất lượng cao, thấy có u lành ở trong não, hoặc có bệnh mảng xơ rải rác do một mạch máu nhỏ chèn ép vào vùng rễ của dây thần kinh số V tại thân não...

Biểu hiện của cơn đau dây thần kinh số V

Cơn đau xuất hiện sau một kích thích như chạm nhẹ hay các rung động như: rửa mặt, đánh răng, cạo râu, nói chuyện, ăn uống, gãi, gió thổi... sẽ tạo ra cơn đau bùng nổ điển hình: đau dữ dội, đau như điện giật, như dao đâm có thể kéo dài vài giây đến vài phút; đau bắt đầu từ một hay nhiều nhánh của dây V, kèm theo giật cơ. Dây V chia 3 nhánh là dây mắt (V1), dây hàm trên (V2) và dây hàm dưới (V3). Đau thường bắt đầu ở nhánh dây hàm trên hoặc nhánh dây hàm dưới; ở dây hàm trên, đau lan dọc theo xương gò má, mũi, môi trên và các răng trên; ở dây hàm dưới, đau lan theo phần dưới của xương gò má, môi dưới và xương hàm dưới. Theo một thống kê, 97% các trường hợp chỉ đau nửa mặt; có khi đau tới mức gần như không thể chịu đựng được. Giữa các cơn đau thường là những khoảng thời gian hoàn toàn bình thường hay chỉ có cảm giác đau nhẹ, do đó nhiều bệnh nhân ngại ăn uống vì đau dẫn đến sụt cân và mất nước thậm chí suy dinh dưỡng. Đôi khi có dạng đau không điển hình: đau ê ẩm nặng nề, thỉnh thoảng lại có cơn đau chói.

Đau dây thần kinh số V là bệnh có thể điều trị khỏi

Có nhiều phương pháp điều trị như sau:

- Nội khoa: Các thuốc giảm đau chống viêm thông thường có thể có tác dụng với cơn đau nhẹ; Đa số bệnh nhân được điều trị bằng thuốc làm giảm sự dẫn truyền: Có thể phong bế dây thần kinh bằng cách tiêm thuốc tê... Nếu đau dây V hậu Zona (Postherpetic neuralgia) chỉ cần điều trị bằng cách tiêm thuốc tê hoặc thuốc steroid. Đa số trường hợp, dùng thuốc cũng có hiệu quả.
- Phẫu thuật: Áp dụng cho trường hợp có động mạch bất thường đè lên dây thần kinh; loại bỏ hạch hoặc nhánh dây thần kinh sinh ba bằng nhiệt, nhưng sau đó bệnh nhân sẽ tê bì vùng chi phối của nhánh dây thần kinh; Phẫu thuật giải áp vi mạch là mổ vào trong sọ để cắt bỏ hoặc tách rời mạch máu gây cơn đau dây V.
- Dùng tần số bức xạ xuyên qua da cắt bỏ hạch: Sử dụng một kim đặc biệt, đâm xuyên qua mặt để tới được hạch của dây V nằm sâu trong khối các xương sọ - mặt, rồi phóng bức xạ tần số cao qua đầu kim, bức xạ này sinh nhiệt để hủy diệt một cách chọn lọc các rễ con của dây V trước khi nó nhập vào trong hạch của dây V ở trong khe gọi là khe Meckel. Nhược điểm của phương pháp này là bệnh nhân tuy hết đau nhưng lại bị tê ở mặt, và bác sĩ cũng không có khả năng điều chỉnh chính xác mức độ gây hủy diệt rễ dây V; có khoảng 20% bệnh nhân bị cảm giác tê và thêm cảm giác nóng bỏng hay rần rần như kiến bò; khoảng 0,3% bệnh nhân bị cảm giác nóng bỏng, đau không chịu được, đau nặng hơn trước khi làm thủ thuật; Đôi khi mất cảm giác nhánh 1 của dây V và mất luôn cảm giác ở giác mạc, gây loét giác mạc, rối loạn thị lực.
- Dùng hóa chất tiêu hủy dây thần kinh: Dùng kim xuyên qua da mặt bơm glycerol tiêu hủy dây thần kinh, cần gây mê để vô cảm; biến chứng tê mất cảm giác da mặt sau khi làm thủ thuật ít hơn so với phương pháp trên nhưng lại có khả năng biến chứng viêm màng não; khả năng bị tái phát cũng cao hơn so với dùng sóng bức xạ; Ưu điểm là có thể dùng lặp đi lặp lại nếu chưa đạt yêu cầu, và biến chứng ít khó chịu hơn.
- Phẫu thuật bức xạ bằng dao gamma: Hướng các chùm tia bức xạ gamma vào vị trí cần hủy diệt nằm sâu trong não; đây là phương pháp không cần đến dao kéo hay kim chọc qua da.
- Một phương pháp điều trị khác : Là cấy một điện cực vào các thụ cảm của vỏ não, điện cực được nối với một máy tạo xung nhịp đặt dưới da, sử dụng khi điều trị nội không kết quả. 


______________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

6 tháng 4, 2011

Đau dây thần kinh liên sườn

Thời gian gần đây mẹ tôi bị chứng đau lưng, nhiều người nói mẹ tôi bị đau dây thần kinh liên sườn. Xin  cho  biết, đau thần kinh liên sườn nguyên nhân do đâu, và cách chữa như thế nào. Xin trân trọng cám ơn. 


- Trả lời:
Thần kinh liên sườn xuất phát từ tủy sống chạy dọc theo bờ dưới của các xương sườn cùng với động tĩnh mạch liên sườn trong bó mạch thần kinh liên sườn. Nó gồm hai thành phần (vận động và cảm giác). Phần vận động chỉ huy sự co giãn của các cơ liên sườn, giúp thực hiện thành công động tác hô hấp.

Thành phần cảm giác ghi nhận cảm giác của da và các cơ quan bộ phận trên lồng ngực. Tùy vị trí của dây thần kinh liên sườn mà vùng cảm giác do nó chi phối thay đổi. Thần kinh liên sườn có thể bị viêm do vi-rút, do chấn thương hay bị chèn ép do các khối của thành ngực làm cho bệnh nhân bị đau.

Có khi thần kinh liên sườn bị viêm do vi-rút  Herpes Simplex gây nên bệnh Zona thần kinh, mà dân gian thường gọi là bệnh giời leo. Bệnh này hay xảy ra ở những người bị nhiễm Herpes Simplex có cơ địa yếu, tiểu đường, lao phổi hay đang sử dụng thuốc kháng viêm corticoide.

Tuy nhiên, cũng cần phải phân biệt đau dây thần kinh liên sườn với các bệnh khác cũng gây ra tình trạng đau tương tự như: đau lồng ngực, đau do viêm chỗ bám của các cơ thành ngực mà bệnh nhân thường than phiền là đau chỗ với không tới...

Việc điều trị chủ yếu là sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroide, vitamine nhóm B liều cao, thuốc kháng vi-rút, vật lý trị liệu và phẫu thuật cắt bỏ dây thần kinh liên sườn khi các phương pháp điều trị khác thất bại.


___________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

Viêm dây thần kinh tiền đình


Viêm dây thần kinh tiền đình là một trong những bệnh hiếm gặp trong chuyên ngành tai mũi họng, chiếm khoảng 0,01% bệnh lý của tai.
Dây thần kinh tiền đình được hình thành từ các sợi thần kinh xuất phát từ bộ phận của tai trong, các sợi thần kinh tập trung về hạch Scacpa ở đáy ống tai trong. Từ hạch Scacpa, bó dây thần kinh tiền đình hợp với bó thần kinh lao đạo rồi tạo thành dây thần kinh số VIII (dây thần kinh nghe) đi tới tiểu não - nơi có trung khu tiền đình.
Viêm dây thần kinh tiền đình gây ra những rối loạn về thăng bằng đặc trưng của tiểu não kèm theo triệu chứng về tai gọi là hội chứng ngoại biên sau mê nhĩ.
 Viêm dây thần kinh tiền đình.
Vì sao bị viêm dây thần kinh tiền đình?

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm dây thần kinh tiền đình được biết đến là:
- Viêm thần kinh mê nhĩ do giang mai: dấu hiệu chóng mặt và ù tai diễn biến thành từng đợt. Làm xét nghiệm máu cho kết quả giang mai dương tính. Xét nghiệm dịch não tủy thấy tăng protein và tế bào.
- Viêm màng não: bệnh nhân có hội chứng chóng mặt, ù tai... xuất hiện sau khi bệnh nhân được chẩn đoán là viêm màng não do não mô cầu hoặc viêm màng não do lao.
- Viêm dây thần kinh VIII do virut: cúm, quai bị, zona...
Để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, người ta có thể tìm để xác định một số đặc điểm riêng biệt hướng đến như: virut quai bị hay gây tổn thương ốc tai riêng lẻ. zona gây hội chứng tiền đình phân ly trong đó thấy hiện tượng giảm kích thích khi thăm khám các chức năng của tiền đình.
- Một số chất gây độc như chì, oxyt cacbon, thuốc lá, rượu, ma túy... cũng là một trong các nguyên nhân làm hủy hoại dây thần kinh tiền đình.
Biểu hiện của viêm dây thần kinh tiền đình:
Bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt quay - mọi vật xoay tròn xung quanh mình đi cùng cảm giác ù tai, lúc nào cũng có tiếng ve trong tai. Người bệnh phát hiện thấy một bên tai nghe kém hẳn đi kèm theo nhức đầu liên tục vùng đỉnh chẩm, thỉnh thoảng lại đau dội lên từng cơn làm người bệnh suy sụp. Bệnh nhân có loạn cảm ở nửa bên mặt, cảm giác bì bì da mặt và da ở vùng tai.
Chẩn đoán xác định bằng triệu chứng điếc kiểu tai trong được biểu lộ trên thính lực đồ khi thăm khám thính lực bằng máy đo sức nghe.
Khám lâm sàng phát hiện sự biến đổi do viêm dây thần kinh tiền đình qua biểu hiện quá kích thích hoặc giảm kích thích của bộ phận tiền đình tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh. Ghi điện động nhãn đồ có dấu hiệu bệnh lý kiểu ngoại biên.
Đặc biệt chú ý thể viêm thần kinh tiền đình thể rễ
Những bệnh nhân bị viêm dây thần kinh tiền đình thể rễ có biểu hiện chóng mặt, ù tai và nghe kém kèm theo nhức đầu liên tục vùng chẩm với những cơn đau cực điểm. Cơ gáy hơi căng, bóp thấy đau tức. Chọc dịch não tủy làm xét nghiệm thấy kết quả bình thường. Thăm khám đáy mắt của bệnh nhân không phát hiện thấy dấu hiệu bất thường. Chụp phim tai có hình ảnh ống tai trong giãn rộng.
Bệnh nhân vẫn đi lại được nhưng đi không vững do biểu hiện rối loạn trương lực cơ khá rõ.
Bệnh này cũng gây nên thương tổn của dây thần kinh tam thoa làm bệnh nhân thấy mất cảm giác của giác mạc một bên. Người bệnh không đưa cằm qua lại được. Những bệnh nhân này có cảm giác bì bì nửa mặt, các cơ mặt bên đó vận động khó khăn do liệt nhẹ, giảm bài tiết nước mắt bên liệt.
Bệnh nhân đến khám không phải do cảm nhận được nghe kém vì chỉ bị một bên nên khó nhận biết. Lý do chính để bệnh nhân đi đến bệnh viện là vì ù tai làm cho họ không làm việc tập trung và khó ngủ.
Thăm khám lâm sàng thấy biểu hiện động mắt tự phát kiểu ngoại biên, ngón tay chỉ lệch về bên bệnh. Ghi điện não đồ biểu hiện biến dạng theo kiểu ngoại biên, đôi khi là biến đổi trung ương.
Nguyên nhân gây bệnh viêm dây thần kinh tiền đình thể rễ là do:
- Viêm màng nhện.
- Khối u góc cầu tiểu não trong giai đoạn đầu.
- U màng não.
Điều trị bằng cách nào?
Điều trị để giải quyết triệu chứng
+ Điều trị các cơn chóng mặt bằng thuốc chống chóng mặt như tanganin..., an thần, thuốc điều trị giãn mao mạch, tăng cường ôxy cho mạch máu.
+ Điều trị chứng ù tai: thuốc tăng cường tuần hoàn não, an thần, giãn mạch... tùy theo nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị nguyên nhân:
+ Kháng sinh, chống viêm.
+ Thuốc chống giang mai (nếu có xét nghiệm giang mai dương tính)
+ Loại bỏ chất độc nếu tìm thấy nguyên nhân do nhiễm độc tố.
+ Thuốc chống dị ứng.
+ Phẫu thuật nếu có khối u góc cầu tiểu não, u dây thần kinh thính giác, bóc tách dày dính màng não...
ThS. Phạm Bích Đào
Đọc tiếp →